Khi đã vào web ai cũng muốn được nhanh chóng hiển thị nội dung mà mình quan tâm để được xem, được đọc đúng không nào? Điều gì xẩy ra khi web của bạn load mãi mới hiển thị nội dung cho đọc giả. Họ đâu kiên trì để đợi web bạn đâu. Vậy làm sao để khi người dùng click cái là vào được web được làm bằng WordPress của bạn luôn.
WordPress là mã nguồn yêu thích của nhiều người hiện nay. Vì nó có nhiều ưu điểm như: Miễn phí, dễ sử dụng, cộng đồng hỗ trợ đông. 36% web hiện nay sử dụng mã nguồn WP là đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên giống như nhiều mã nguồn khác, nếu nhiều tính năng thì web lại nặng và load chậm. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng đó.
Chúng tôi xin tổng hợp bài viết từ nhiều nguồn và chia sẻ lại các Hướng dẫn tăng tốc Wordpres toàn tập các bạn nghiên cứu và tối ưu cho web của mình nhé.
Phần 1: Tầm quan trọng của tốc độ Web
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, những nội dung tương tự nhau có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi. Nội dung của bạn có thể rất hay, nhưng nếu bắt khách truy cập chờ đến 10s để có thể đọc nội dung, hầu như họ sẽ thoát trang và tìm đến một trang khác có chủ đề tương tự. Đáng buồn là, hầu hết họ sẽ không ghé lại lần sau!
Một điều quan trọng hơn nữa, Google và các công cụ tim kiếm khác đã xác nhận tốc độ load trang là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thứ hạng SEO, với các bài viết có cùng nội dung, họ sẽ ưu tiên những trang có tốc độ load nhanh hơn lên đầu kết quả tìm kiếm!
Vậy tốc độ Websites bao nhiêu là đủ tốt?
Tốc độ truyền tải Internet tăng lên rất nhiều trong những năm qua, theo đó tính kiên nhẫn của người dùng nội dung số cũng giảm xuống đáng kể. Nếu cách đây khoản 5 năm, chúng ta có thể chờ 1 Website tải trong 10s thì hiện nay, một nửa con số đó cũng đủ làm người dùng khó chịu và thoát trang.
Không có con số rõ ràng qui định hiện nay tốc độ websites bao nhiêu là đủ, nhưng dựa vào nghiên cứu hành vi của người dùng, thì tốc độ load trang của Websites nên là dưới 2 giây (2s) đối với người dùng ở gần nơi đặt Websites (location – Datacenters) và dưới 4s đối với các khu vực khác trên thế giới!
Phần 2: Các công cụ test tốc độ WordPress
Việc theo dõi tốc độ của WordPress là việc làm thường xuyên của một người quản trị WordPress. Vậy kiểm tra bằng những cách nào?
Kiếm tra tốc độ WordPress bằng Google PageSpeed Insights
Nghe cái tên đã thấy uy tín rồi !!! Đây là công cụ Test Speed của gã khổng lồ Google, cho phép bạn test miễn phí mọi Websites trên thiết bị Desktop lẫn Mobile. Ở đây không cho bạn biết tốc độ load là bao nhiêu mà đánh giá dựa vào thang điểm 100. Nói chung nếu cả Mobile lẫn Desktop đều có màu Xanh Hulk là đã thành công lẳm rồi!
Những chi tiết bạn cần dành thời gian để tối ưu là Gzip Compression và Images Optimization ( hỗ trợ nén dữ liệu chuẩn Gzip và tối ưu hình ảnh). Còn những yếu tố bạn có thể cho qua là Reduce server response time (Thời gian phản hồi của Servers) nhất là Eliminate render-blocking JavaScript and CSS in above-the-fold content, vì để đáp ứng các tiêu chuẩn này, bạn cần làm rất nhiều việc mất thời gian mà không cải thiện được bao nhiêu về tốc độ!
Lưu ý: Google PageSpeed Insights là công cụ Speed-Performance Test có những đòi hỏi rất khắc khe để đạt điểm số tối ưu – Nhất là trên thiết bị di động (Mobile). Hiện các WordPress Websites lớn cũng không đạt kết quả cao khi test bằng công cụ này, việc nâng cao điểm PageSpeed Insights đòi hỏi kết hợp nhiều plugins khác nhau và đôi khi sẽ gây lỗi không tương thích. VHW sẽ có một bài viết cụ thể về cách tối ưu điểm số Google PageSpeed Insights, nhưng nói chung, nếu bạn không quá cuồng điểm số – đừng phí thời gian cho nó!
Kiếm tra tốc độ WordPress bằng GTMetrix
GTMetrix cũng nổi tiếng về uy tín và các tính năng. Điểm mạnh của GTMetrix là cho phép bạn test nhiều Websites để so sánh tốc độ và các điểm số!
Tuy nhiên, nhược điểm của GTMetrix là tài khoản Free chỉ được Test từ một location duy nhất là Vancouver – Canada. Do đó, nếu bạn chọn Hosting có Máy chủ đặt ở châu Á, thì đừng buồn vì kết quả test tốc độ sẽ trên dưới 4s!
Kiếm tra tốc độ Pingdom Website Speed Test
Pingdom Tools là công cụ test tốc độ uy tín nhất thế giới hiện nay. Bạn có thể test tốc độ miễn phí mọi Websites từ 4 locations ở Mỹ (Dallas, San Jose), Úc (Melbourne) và châu Âu (Stockholm – Thụy Điển). Điều tuyệt vời của Pingdom là họ check rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của trang web – cho điểm số tương ứng và đưa ra giải pháp tối ưu cho bạn.
Một số lưu ý khi dùng Pingdom Tools:
Tốc độ của của các lần Test sau luôn tốt hơn lần trước ( Page Speed thấp hơn). Điều này phản ánh trải nghiệm thực tế của người dùng. Trong lần truy cập đầu, DNS và nội dung Cache đã được lưu lại, nên các lần truy cập sau tốc độ cải thiện rất nhiều! Nhất là nếu bạn dùng WP Rocket, tốc độ truy cập những lần tiếp theo nhanh đến kinh ngạc!
Pingdom Tools vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn chuẩn giao thức HTTP/2 nên nếu Websites của bạn đang dùng chứng chỉ bảo mật SSL, có thể gặp lỗi Parallelize Downloads Across Hostnames, hãy bỏ qua lỗi này vì nó thực sự không ảnh hưởng đến tốc độ Websites, việc cố gắng khắc phục lỗi này chỉ để làm đẹp điểm số Pingdom là không cần thiết!
Phần 3: Các yếu tố ảnh hướng đến tốc độ WordPress.
Bạn đã kiểm tra tốc độ website với những tool trên chứ? Vậy thì bạn sẽ thấy có rất nhiều lời khuyên cho bạn để tối ưu. Tuy nhiên phần lớn trong số đó cần can thiệp bằng kỹ thuật đúng không nào?
Đó là một điều khó khăn cho những người mới làm quen với WordPress để hiểu được.
Nhưng hiểu được những yếu tố cơ bản khiến website của bạn chậm chạp là chìa khóa để tăng tốc wordpress và đưa ra những quyết định sáng suốt trong dài hạn.
Những yếu tố chính làm chậm website của bạn:
- Web Hosting – Khi hosting không đủ tài nguyên hoặc chưa được tùy chỉnh đúng sẽ khiến website bạn chậm chạp.
- Thiết lập WordPress – Nếu trang WordPress không cung cấp bộ nhớ đệm cho website thì nó sẽ làm quá tải máy chủ do đó làm máy chủ của bạn bị chậm hay sập hoàn toàn.
- Dung lượng trang – Chủ yếu là hình ảnh không được tối ưu hóa.
- Theme và Plugin kém chất lượng – Nếu bạn sử dụng những theme và plugin cồng kềnh thì nó hoàn toàn làm website chậm.
- External Scripts – Nó giống như Ads, font loaders, v..v..v làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ website của bạn
Bây giờ bạn đã biết những yếu tố nào làm chậm website của bạn rồi đúng không. Hãy chuyển qua phần 4 để cùng tối ưu nhé
Phần 4: Các cách tăng tốc cho wordpress
Sau khi tìm hiểu và có thể biết được một số nguyên nhân dẫn đến web wordpress chạy chậm. Các bạn có thể áp dụng 1 hoặc nhiều cách sau đây để tối ưu tốc độ cho WordPress nhé.
1.Tìm và chọn hosting hoặc VPS chất lượng.
Chất lượng Hosting-VPS là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ Websites. Khi chọn Hosting – VPS, cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Nhà cung cấp phải uy tín, được người dùng đánh giá cao
Có thể có nhiều dịch vụ ít chất lượng tốt dù ít nổi tiếng, nhưng chúng ta không có thời gian để làm thí nghiệm, vậy nên hãy giải quyết vấn đề Hosting – VPS nhanh gọn bằng cách chọn những thương hiệu lớn. Bạn có thể tham khảo danh sách Hosting cao cấp và VPS cao cấp như: Hawkhost; StableHost; hay VPS ở Virtul và VSIS.Net
Chọn gói Hosting – VPS phù hợp với loại Websites
Tùy vào loại Websites dùng Themes & Plugins và có Database nặng nhẹ, số lượng người dùng cùng thời điểm ít hay nhiều mà chọn gói Hosting – VPS có tài nguyên phần cứng đáp ứng được yêu cầu.
Chọn location gần với đối tượng người dùng ưu tiên
Chọn Hosting – VPS có location châu Á (Hong Kong – Tokyon – Singapore) nếu nhắm đến khách truy cập trong nước. Còn ở Âu – Mỹ, hãy ưu tiên chọn Location tại Mỹ. Trong trường hợp bạn muốn đáp ứng tốt cả người dùng trong nước và khắp thế giới, nên dùng thêm các dịch vụ CDN!
2. Nên dùng thêm dịch vụ CDN – Mạng phân phối nội dung
CDN – Content Delivery Network – là dịch vụ có một mạng lưới máy chủ phân bổ khắp thế giới, lưu trữ nội dung của Wesites và phân phối đến người dùng ở khu vực tương ứng. Khi dùng các dịch vụ CDN, bạn không cần lo lắng về việc người dùng ở quá xa nơi đặt máy chủ chứa Websites nữa. Vì nội dung của Websites được lưu trên toàn bộ các máy chủ của dịch vụ CDN, người dùng khi truy cập vào Websites, sẽ được điều hướng đến máy chủ lưu nội dung gần họ nhất!
Có khá nhiều dịch vụ CDN với những phương thức lưu nội dung khác nhau và có nhiều mức độ lưu trữ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ bằng cách tìm trên Google hoặc qua bài viết của Vsis.Net giới thiệu tại đây nhé ==>
Dịch vụ CDN miễn phí CloudFlare
CloudFlare là dịch vụ CDN phổ biến nhất thế giới với hàng triệu Websites đang dùng, không phải vì nó miễn phí, mà vì chất lượng nó quá tuyệt vời cho nhu cầu của các Websites nhỏ và vừa. Không chỉ cung cấp CDN , bạn còn được sử dụng dịch vụ DNS trung gian tốt nhất thế giới với tốc độ phản hồi cực nhanh – hỗ trợ chống DDos rất hiệu quả!
3. Chọn Theme tối ưu tốc độ và SEO, chỉ dùng plugin cần thiết và phù hợp
Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ Web một phần do người làm web cài đặt theme quá nặng không được tối ưu hoặc dùng quá nhiều plugin không cần thiết và làm dụng.
3.1. Chọn theme tối ưu tốc độ và chuẩn SEO
Với WP Themes, bên cạnh thiết kế đẹp, đúng phong cách bạn thích thì tiêu chí thường bị bỏ quên chính là điểm số ‘tối ưu SEO’: code nhẹ, theo chuẩn Schema (chuẩn SEO) và tương thích với các thiết bị di động (Responsive & Adaptive Design).
Nên nhớ, một Websites đẹp lộng lẫy chẳng có ý nghĩa gì nếu khách ghé qua phải đợi quá lâu để load xong nội dung, thậm chí trình duyệt của khách bị đơ vì phải thực thi quá nhiều chương trình tạo hiệu ứng bằng Javascript…
Các themes tốc độ tối ưu và chuẩn SEO nổi tiếng thế giới bạn có thể tìm hiểu thêm như: Astra; Ocean; Flatsome;….
3.2. Chỉ sử dụng Plugin cần thiết
Rất nhiều người cứ thấy web người ta có gì là về đưa vào Web mình hết. Không cần biết nó có cần thiết với web của mình không? Cho nên với WordPress chỉ nên sử dụng các plugin mà bạn cần phải dùng để web hoạt động hiểu quả mà thôi. Nên cân nhắc khi cài đặt thêm plugin. Đừng lạm dụng plugin quá nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm các plugin cần thiết nên cài cho WordPress ở bài này nhé:
4. Sử dụng các plugin tăng tốc cho WordPress
Tăng tốc WordPress LiteSpeed Cache
- Ưu: miễn phí hoàn toàn
- Nhược: chỉ hiệu quả nhất khi dùng trên hosting sử dụng LiteSpeed Webserver
Hoàn toàn miễn phí, được công ty Litespeed phát triển để kết hợp với LiteSpeed Webserver thành bộ đôi mang đến hiệu năng & tốc độ cao nhất cho WordPress.
LiteSpeed Cache cung cấp nhiều tính năng caching nâng cao, để người dùng có thể tùy chọn thêm nhằm nâng cao hiệu quả tăng tốc.
Tuy nhiên, so với plugin WP-Rocket và Swift Performance, hiệu quả của LiteSpeed Cache vẫn kém hơn và họ cũng không cung cấp các tối ưu ban đầu, nên khi cài đặt, chúng ta phải vọc vạch thêm để bật các tính năng cần thiết thì hiệu quả mới cao.
Nhược điểm lớn của LiteSpeed là nó chỉ phát huy năng lực khi Website chạy trên máy chủ (hosting) có cài đặt LiteSpeed Webserver (LSWS), mà hiện nay, chủ yếu LSWS được cài trên Shared Hosting (như HawkHost, AZDIGI, A2Hosting…).
Vậy nên, nếu chúng ta dùng VPS hay các Shared Hosting không chạy LiteSpeed Webserver (StableHost, SiteGround…) thì plugin này không phát huy được tác dụng.
Tăng tốc WordPress WP-Rocket
- Ưu: Tăng tốc cực kỳ hiệu quả, dễ dùng, tính tương thích cao
- Nhược: không có bản miễn phí, điểm Google PageSpeed Insight chưa cao
WP-Rocket là ông vua trên thị trường tăng tốc WordPress gần 10 năm nay. Trái với LiteSpeed Cache, WP-Rocket chỉ có bản thương mại.
Khả năng tăng tốc của WP-Rocket rất ấn tượng, điểm đặt biệt là cách sử dụng dễ dàng cho người dùng ít kinh nghiệm, họ không cung cấp quá nhiều tùy chọn khó hiểu cho người ít kinh nghiệm như LiteSpeed Cache hay W3 Total Cache.
Vì rất dễ dùng và hiệu quả tăng tốc cao nên WP-Rocket nghiễm nhiên chiếm vị trí số 1 và được hầu hết các chuyên gia WordPress khuyên dùng. So với những plugin nổi tiếng từ lâu như W3 Total Cache, WP Super Cache, WP Fatest Cache thì WP-Rocket hiệu quả hơn.
Nhưng WP-Rocket cũng có nhược điểm lớn, là không có bản free, do đó, họ chỉ tiếp cận được các khách hàng có điều kiện trả phí.
Về tốc độ, WP-Rocket nói chung đáp ứng tốt nhất cho hầu hết người dùng, nhưng về mặt điểm số Speed Test, thì nó chưa đáp ứng tốt – nên nhiều người dùng phải cài thêm các plugin tăng tốc khác để bổ sung – nâng điểm Speed Test của Website.
Đây cũng là vấn đề của hầu hết các plugin tăng tốc nổi tiếng khác như LiteSpeed Cache, W3 Total Cache gặp phải.
Tăng tốc WordPress bằng Swift Performance
- Ưu: tăng tốc rất hiệu quả, điểm speed test rất cao, kể cả Google Page Speed. Có cả bản Free lẫn Premium
- Nhược: tính tương thích còn kém so với WP-Rocket, tài liệu hướng dẫn còn khiêm tốn
Như đã nói, Swift Performance là plugin Freemium, và cả bản free lẫn bản pro đều mang lại hiệu quả cao:
Swift Performance Lite: bản free này hoạt động tốt trên tất cả các loại Webserver phổ biến : Apache, LiteSpeed, Nginx, trên cả shared hosting lẫn vps. Hiệu quả tăng tốc & điểm Speed Test, tính dễ dùng của Swift Performance tốt hơn so với LiteSpeed Cache.
Swift Performance Pro: so với WP-Rocket, nó dễ dùng tương tự, hiệu quả trong nhiều trường hợp không kém hơn WP-Rocket. Nhưng Swift Performance còn mang đến nhiều thứ mà WP-Rocket không có như miễn phí dịch vụ nén ảnh tự động & xử lý các vấn đề nâng cao tốt hơn, nhờ đó giảm sự xung đột cũng như Speed Test tốt hơn, không cần phải kết hợp thêm các plugin nhỏ khác để fix từng vấn đề nhỏ.
Nhưng Swift Performance cũng có nhược điểm khá lớn: tính tương thích!
Vì ra đời sau WP-Rocket nên Swift Performance vẫn cần nâng cấp rất nhiều để có thể hoạt động tốt trên hầu hết các Themes và Plugins phổ biến như đối thủ.